Trồng rừng giúp tạo sinh kế cho người nông dân

Trồng rừng giúp tạo sinh kế cho người nông dân

Trồng rừng không chỉ đem lại lợi ích tầm vĩ mô là hướng đến phát triển xanh bền vững, bảo vệ môi trường mà còn là một trong những giải pháp tăng thu nhập, tạo sinh kế cho người nông dân.

Trồng rừng cần phải đi đôi với bảo vệ rừng tự nhiên, tỉ lệ che phủ rừng tăng là một trong các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ở các quốc gia trong bộ chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường, chỉ tiêu phát triển bền vững.

Trồng rừng giúp tạo sinh kế cho người nông dân

Trồng rừng giúp tạo sinh kế cho người nông dân, tạo thu nhập cho phụ nữ trung niên tại nông thôn.

 

 

Trồng rừng không chỉ đem lại lợi ích tầm vĩ mô là hướng đến phát triển xanh bền vững, bảo vệ môi trường mà còn là một trong những giải pháp tăng thu nhập, tạo sinh kế cho người nông dân.

Trồng rừng cần phải đi đôi với bảo vệ rừng tự nhiên, tỉ lệ che phủ rừng tăng là một trong các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ở các quốc gia trong bộ chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường, chỉ tiêu phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, vì rừng còn là nguồn sinh kế, nguồn thu nhập của hàng triệu người nghèo và người dân tộc thiểu số nên trồng cây gây rừng có thể nói là “đòn bẩy” quan trọng để tăng thu nhập cho người trồng và chăm sóc rừng.

Trong khi đó, cùng với việc đất rừng bị thoái hóa, đa dạng sinh học bị mất đi thì nạn chặt phá rừng trái phép đã thu hẹp diện tích và khiến cho gần 10 triệu ha đất rừng không được sử dụng, bị thoái hóa và trở thành đồi trọc. Chính những nguyên nhân trên đã và đang tác động trực tiếp đến kế sinh nhai cũng như thu nhập của hàng triệu người dân, người nghèo, người dân tộc thiểu số.

Các kỳ họp Quốc hội khóa XIV cũng đã khẳng định việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng gắn liền với ổn định đời sống của người dân làm nghề rừng. Chính vì vậy, Chính phủ luôn quan tâm tới việc nâng cao thu nhập cho người trồng cây gây rừng. Nếu như trước đây, các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng chỉ nhận được 50.000 đồng/ha/năm thì hiện nay là 250.000 đồng/ha/năm và theo lộ trình sắp tới có thể nâng lên thành 1 triệu đồng/ha/năm mới bảo đảm chất lượng độ che phủ rừng từng bước được nâng cao.

 

Sự vào cuộc của các địa phương, doanh nghiệp

 

 

Hàng loạt các dự án đã và đang triển khai trên phạm vi toàn quốc và đem lại những kết quả cao không chỉ cho việc phát triển diện tích rừng của Việt Nam trong thời gian tới mà đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng và bảo vệ rừng.

Hưởng ứng Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 1/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, tỉnh Lâm đồng đã triển khai trồng 50 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh, hướng tới tạo sinh kế cho người nông dân.

Theo đó, chương trình trồng 50 triệu cây xanh của tỉnh theo hướng khôi phục và phát triển môi trường xanh nhưng vẫn phải hài hòa lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia. 

Vì vậy, tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng kế hoạch và lồng ghép việc hỗ trợ sinh kế trên một số loại đất trồng như trồng 11.319.885 cây ăn quả, cây đa mục đích trong vườn cà phê, bờ vùng, bờ thửa; trồng xen khôi phục độ che phủ trên đất quy hoạch lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp ổn định (trong tổng diện tích 52.000ha toàn tỉnh) là 2.013.800 cây.

Hay tại tỉnh Kon Tum, thời gian qua đã đẩy mạnh phát triển rừng bền vững và trồng dược liệu dưới tán rừng thu hút người dân tham gia phát triển kinh tế rừng, cải thiện sinh kế từ rừng. Mục tiêu của tỉnh giai đoạn 2020-2025 là bảo vệ trên 609.468 ha rừng hiện có, trồng mới thêm 10.000 ha rừng, nâng cao độ che phủ rừng lên 63,75%.

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đã thu hút một lực lượng lớn lao động địa phương tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, trồng rừng, góp phần đáng kể tạo công ăn việc làm cho người dân sống gần rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế từ rừng cho người dân.

Không chỉ các địa phương mà các doanh nghiệp cũng đã nhận thức rõ vai trò to lớn của trồng cây trong quá trình phát triển bền vững và tạo công việc cho người nông dân.

 

Sứ Mệnh của MeChon trong sự nghiệp phát triển xanh

 

 

Mechon là doanh nghiệp đang hưởng ứng rất tích cực các chương trình trồng và phát triển rừng gắn liền với sản xuất bền vững. Tại các địa phương như Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn chúng tôi kết hợp với các hộ sản xuất rừng và nhà máy sơ chế tạo nên những sản phẩm đồ dùng một lần “An toàn – Thân thiện- Không sử dụng hóa chất trong toàn bộ quy trình sản xuất”.

Các sản phẩm dùng một lần của MeChon có độ hoàn thiện tốt, thuận tiện cho người sử dụng . Ngoài sản phẩm tốt chúng tôi còn rất quan tâm đến bao bì cũng phải đồng bộ là bao bì thân thiện với môi trường, có thể tự hủy trong tuej nhiên trở thành nguồn phân bón hữu cơ trả lại cho đất.

Sau khi sản xuất thô tại các vùng nguyên liệu chúng tôi đưa về nhà máy đóng gói tại Thái Bình, tại đây chúng tôi tạo ra việc làm cho nhiều lao động là phụ nữ đang ở độ tuổi trung niên phần lớn phụ thuộc vào 2 vụ lúa.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GFR

Số ĐKKD: 1001096377 do SKHĐT tỉnh Thái Bình cấp ngày 31/03/2016

Trụ sở: Nhà ông Trường, thôn 4, xã Đô Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Hotline: 0973263318 - 0869648588

Email: gfrvietnam.com@gmail.com

Website: www.mechon.vn

Sản phẩm nổi bật

Thống kê truy cập

Đang online
25
Hôm nay
31
Hôm qua
85
Tuần này
441
Tuần trước
650
Tháng này
21,583
Tháng trước
20,817
Tổng truy cập
7,819,595
 Đăng ký tư vấn